CƠN SỐT THẦN DƯỢC “TRÀ HOA VÀNG”

VƯỜN TRÀ HOA VÀNG – YÊN SƠN – TP NINH BÌNH- TỈNH NINH BÌNH)
 
Trà hoa vàng tên khoa học là Camellia chrysantha, là một loài thực vật hạt kín trong họ Theaceae. Cây được tìm thấy ở Việt Nam: Tam Đảo, Cúc Phương (Ninh Bình), Hòa Bình và vài tỉnh củaTrung Quốc
 
Trà hoa vàng được biết đến là cây cảnh đẹp, cây dược liệu quý.
Có thể là hình ảnh về thực phẩm
Trà hoa vàng là thực vật chứa thành phần dinh dưỡng phong phú nhất trong tự nhiên. Ngoài tác dụng là cảnh, cải thiện môi trường, nó còn giá trị dược liệu rất quý. Qua các tài liệu kiểm nghiệm khoa học thì nó có chứa tới hơn 400 thành phần dinh dưỡng, nổi trội là Saponin, Tea polyphenon và các nguyên tố như Selenium (Se), Germannium (Ge), Kẽm (Zn), Vanadium (V), Molypden (Mo), Mangan (Mn), Kalium (K) và các vitamin B1, B2,…
 
Lá trà hoa vàng có thể uống, điều chỉnh các chất béo trong cơ thể, lượng đường trong máu, giải độc gan và thận, theo y học Trung Quốc công bố, trà hoa vàng có 9 tác dụng chính:
 
– Trong lá trà có những hoạt chất làm giảm tổng hàm lượng lipit trong huyết thanh máu, giảm lượng cholesterol mật độ thấp (cholesterol xấu) và tăng lượng cholesterol mật độ cao (cholesterol tốt);
– Nước sắc lá trà có tác dụng hạ huyết áp rõ ràng và tác dụng được duy trì trong thời gian tương đối dài;
– Nước sắc lá trà có tác dụng ức chế sự tụ tập của tiểu cầu, chống sự hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu;
– Phòng ngừa ung thư và ức chế sự phát triển của các khối u khác
– Hưng phấn thần kinh;
– Lợi tiểu mạnh;
– Giải độc gan và thận, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh máu
– Ức chế và tiêu diệt vi khuẩn;
– Ngoài ra, lá chè còn có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và duy trì trạng thái bình thường của tuyến giáp.
Tiến sĩ John Welsburger – thành viên cao cấp của tổ chức sức khoẻ Hoa kỳ phát biểu: “Dường như những thành phần chứa trong trà có khả năng làm giảm nguy cơ một số bệnh mãn tính như đột quỵ, truỵ tim và ung thư”.
 
Theo một số nghiên cứu ở Hà Lan, những người uống 4-5 tách chè đen hàng ngày giảm 70% nguy cơ đột quỵ so với những người chỉ dùng 2 tách hoặc ít hơn. Đó chính là do chất flavonoid có trong chè đen đã ngăn ngừa sự vón cục nguy hiểm của tiểu huyết cầu trong máu – nguyên nhân dẫn đến hầu hết các chứng đột quỵ và các cơn đau tim. Loại chè đen nhắc đến trên đây là một thứ đã lên men trong quá trình (chế biến từ trà hoa vàng)
Hoa trà vàng được sấy khô đang được bán giá tương đối cao: 5 – 30 triệu/kg tùy loài hoa, to, nhỏ.
 
Một số loại thuốc đã được điều chế từ trà hoa vàng
 
Một nghiên cứu khác về công dụng trà (chè) cho thấy dùng trà mang lại hiệu quả gần 90% trong việc ngăn ngừa chứng sạm da – một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư da. Đặc biệt fluoride chứa trong trà giúp men răng vững chắc và ngăn ngừa sự mục răng. Ở Nhật Bản, các thí nghiệm đã khẳng định trà có tác dụng diệt một số loại vi khuẩn đường miệng có hại cho răng và lợi. Nắm bắt điều này, các nhà sản xuất kem đánh răng đã tung ra thị trường hàng loạt các sản phẩm chứa chiết suất từ trà và ngay lập tức được người tiêu dùng chấp nhận và hưởng ứng. Gần đây, các nhà khoa học Nhật Bản vừa phát hiện hoạt chất epigallocatechin gallate (EGCG) trong trà xanh có tác dụng ngăn HIV bám vào tế bào miễn dịch khoẻ mạnh. Khám phá mới có thể đưa tới những phương pháp mới chống lại căn bệnh nguy hiểm này.
 
Một số ví dụ cụ thể khác: Camellia japonica được dùng để chữa bệnh chảy máu, rễ của Camellia oleifera có thể chữa gãy xương và bỏng, Camellia chrysantha và Camellia longipedicellata được dùng trong điều trị bệnh lỵ
 
Trong lá trà có những hoạt chất làm giảm tổng hàm lượng lipit trong huyết thanh máu, giảm lượng cholesterol mật độ thấp (cholesterol xấu) và tăng lượng cholesterol mật độ cao (cholesterol tốt), giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu mà nếu dùng các loại thuốc khác thì mức độ giảm chỉ là 33.2%. Từ khi được phát hiện vào những năm 60 của thế kỷ 20, trà hoa vàng lập tức được các nhà khoa học quốc tế chú ý nghiên cứu phát triển. Từ đó người ta đã phát hiện ra nhiều công dụng bất ngờ của trà hoa vàng.
 
Một sản phẩm quý từ thiên nhiên, có giá trị lớn về y học.Trà hoa vàng rất tốt cho bệnh cao huyết áp vì khả năng làm giảm và điều hoà huyết áp của nó. Nước sắc lá trà có tác dụng ức chế sự tụ tập của tiểu cầu, chống sự hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu, giải độc gan và thận, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh máu. Ngoài ra, lá chè còn có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và duy trì trạng thái bình thường của tuyến giáp. Một công dụng đặc biệt nữa của Trà hoa vàng là khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối U đến 33,8%. Trong khi y học cho rằng chỉ cần đạt đến ngưỡng 30% đã có thể xem là thành công trong điều trị ung thư.
 
Báo cáo tổng kết trên đối tượng là người tình nguyện cho thấy thức uống này có thể chữa được chứng táo bón nếu sử dụng trong vòng 1 tuần; uống liên tục trong khoảng 3 tháng có thể giúp hạ đường huyết, giảm lượng đường trong máu đối với bệnh nhân bị tiểu đường. Nó có thể thay phương pháp xạ trị trong điều trị ung thư như ung thư tuyến bạch huyết ngay cả ở giai đoạn cuối đem lại kết quả hết sức khả quan. Bên cạnh đó, một số bệnh về đường hô hấp, bài tiết (chứng tiểu khó và vàng), khí thũng hay co thắt dạ con ở phụ nữ đều có thể sử dụng thức uống này như một phương pháp chữa trị đơn giản lại sớm mang lại kết quả.
 
SIÊU TRÀ BỊ LÃNG QUÊN ( TRÀ HOA VÀNG)
 
Cho đến nay, giới khoa học chuyên về trà của thế giới chỉ phát hiện trà hoa vàng (tên khoa học là Camellia ) ở Việt Nam và một số khu vực hẹp thuộc vùng Nam Trung Quốc. Trong khi nước bạn đã xuất khẩu sản phẩm dược liệu và thực phẩm chức năng làm từ trà hoa vàng thì loài cây đặc biệt quý này vẫn chưa được quan tâm đúng mức tại Việt .​
SIÊU TRÀ CAMELLIA
 
“Sau lần đầu tiên người Pháp phát hiện cây trà hoa vàng ở Tam Đảo vào đầu thế kỷ XX, đến nay giới nghiên cứu chuyên về trà thế giới cũng mới chỉ phát hiện được khoảng 30 loại Camellia phân bố ở khu vực Việt Nam và Nam Trung Quốc”. Giáo sư Trần Ninh (giảng viên khoa Sinh, Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội), người đã 16 năm chuyên nghiên cứu về trà hoa vàng khẳng định như vậy với chúng tôi trong lần tình cờ gặp ông đang đi điền dã nghiên cứu về loài cây này. ..Sau một thời gian dài liên tục khảo sát và nghiên cứu, giáo sư Ninh cùng các cộng sự của ông đã phát hiện ở Việt Nam có 20 trong tổng số 30 loài Camellia mà giới khoa học thế giới đã tìm thấy. Khu vực Vườn Quốc gia Tam Đảo, Cúc Phương và một số khu rừng ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Lâm Đồng… là nơi đã tìm thấy các loài trà hoa vàng như: Crasdiphylla, Tamdaoensis, Murauchi, Gilbertii, Cucphuongensis… Trong số này, có loài chỉ tìm thấy khoảng 50 cá thể bên một dòng suối trong vùng lõi Vườn Quốc gia Tam Đảo.
 
Về giá trị dược học của loài trà hoang dã này, tạp chí “Camellia International Journal” – một ấn phẩm chuyên nghiên cứu về trà hoa vàng của thế giới xuất bản tại Newzealand cho biết: trà hoa vàng có thể chiết xuất 9 vi chất khác nhau. Sản phẩm từ các hợp chất của trà hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối u đến 33,8% trong khi y học cho rằng chỉ cần đạt đến ngưỡng 30% đã có thể xem là thành công trong điều trị ung thư. Ngoài ra, nó còn giúp giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu, trong khi dùng các loại thuốc khác thì mức độ giảm chỉ là 33,2%. Chất chiết xuất từ trà hoa vàng còn có tác dụng làm giảm tới 36,1% lượng lipoprotein trong cơ thể, cao hơn 10% so với các liệu pháp sử dụng tân dược hiện nay. Ông Lipuren, chuyên gia y học dân tộc nổi tiếng của Trung Quốc, trong một công trình nghiên cứu khoa học đã khẳng định trà hoa vàng “có những công dụng y học vô giá”. Theo chuyên gia này, sử dụng sản phẩm từ trà hoa vàng còn có thể làm giảm triệu chứng xơ vữa động mạch do máu nhiễm mỡ, điều hòa huyết áp, hạ đường huyết, dùng thay phương pháp xạ trị trong điều trị ung thư… Giáo sư Trần Ninh cho biết thêm: kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc, Nhật Bản và trong nước cũng đã khẳng định trong các mẫu trà hoa vàng được khảo sát không tìm thấy thành phần alcoloid (caffein) trong khi chất này chiếm tỷ lệ đáng kể ở chè xanh thông thường. Camellia được mệnh danh là “siêu trà” chính vì những công năng quý giá nói trên.
 
MỘT THẾ KỶ LÃNG QUÊN
 
Tính từ mốc đầu tiên năm 1910 khi người Pháp phát hiện cá thể trà hoa vàng đầu tiên ở miền Bắc nước ta đến nay, công tác nghiên cứu về cây trà hoa vàng ở Việt chưa tiến xa đáng kể. Ngoài việc tìm thêm được số loài và xác định khu vực phân bố của loài cây quý như đã nói, Việt vẫn chưa quan tâm đến loài dược liệu quý hiếm này một cách đúng mức. Vào năm 2007, sau gần một thế kỷ loài trà hoa vàng được phát hiện, Viện Dược liệu (Bộ Y tế) có công trình “Bước đầu khảo sát thành phần hóa học của một số loài trà hoa vàng camellia spp ở Việt “. Kết quả của đề tài khoa học cấp Viện này cũng mới chỉ dừng lại ở mức “khiêm tốn” là xác định được một số nhóm chất của 5/20 loại trà hoa vàng bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng. Trong khi đó thì ở Trung Quốc (nơi mà trà hoa vàng được phát hiện ít hơn chúng ta cả vế số lượng và phạm vi phân bố), giới y học cổ truyền và doanh nghiệp của nước này đã xây dựng Vườn Camellia Quốc tế tại Chiết Giang, nghiên cứu thành công các chế phẩm, đưa vào sản xuất hàng loạt sản phẩm “siêu trà” (Superior tea, Golden Camellia…) với các loại trà túi lọc, trà bột, viên nang, đóng chai… Giáo sư Trần Ninh cho biết, trong một lần tham gia hội thảo quốc tế về trà hoa vàng tại Quảng Tây, ông đã được một doanh nghiệp Trung Quốc giới thiệu loại “Golden Camellia” dạng nước có giá tiền Việt là 4,76 triệu đồng/chai. Người Trung Quốc cũng đã trồng nhân tạo thành công vùng trà hoa vàng nguyên liệu rộng hơn 20 ha và sản phẩm xuất khẩu của một xưởng sản xuất tại Quảng Tây chỉ với 80 công nhân, mỗi năm mang về cho bạn hơn 80 tỷ đồng. Trong lúc đó, vườn thực nghiệm của giáo sư Ninh và các cộng sự Việt Nam tại vườn Quốc gia Tam Đảo mới chỉ di thực 7 giống trà hoa vàng về nhân tạo với không nhiều hy vọng thành công. Theo lý giải của ông Ninh thì “tốc độ sinh trưởng của trà hoa vàng di thực về trồng nhân tạo rất chậm”.
Nghiên cứu của giáo sư Trần Ninh và một số ít nhà chuyên môn trong nước còn phát hiện trà hoa vàng hiếm khi duy trì được màu sắc khi đem trồng tại một vùng thổ nhưỡng khác. Điều này cùng với các công năng dược học đã phát hiện là sự minh chứng cho tính “độc quyền”, sự hiếm, quý của loài thực vật này ở Việt Nam.
Trong một công trình nghiên cứu về trà hoa vàng, hai nhà khoa học khác của Trung Quốc là Chen Jihui và Wu Shurong đã đưa ra các kết luận và bằng chứng, chứng minh tác dụng chữa bệnh của trà hoa vàng dựa trên các kiểm nghiệm lâm sàng được tiến hành trong một thời gian dài. Công trình của hai nhà nghiên cứu đã được báo cáo tại hội nghị UNESCO thế giới về hóa sinh học vô cơ ứng dụng. Vào năm 1994, hơn 120 học giả chuyên ngành của thế giới đã công nhận công trình này tại hội nghị toàn cầu về trà được tổ chức tại Nam Ninh (Trung Quốc). Trong khi một số loài trà hoa vàng vừa được phát hiện đã có nguy cơ tuyệt chủng thì giới quản lý, nghiên cứu khoa học Việt không phải không biết về những thông tin trên. Thế nhưng theo giáo sư Trần Ninh thì công tác nghiên cứu về trà hoa vàng ở Việt hiện tại vẫn chưa nhận được sự quan tâm thỏa đáng từ phía các cơ quan có trách nhiệm. Điều đó là một nghịch lý
5 LÝ DO GỌI TRÀ HOA VÀNG LÀ “THẦN DƯỢC CỦA THIÊN NHIÊN”
Trà hoa vàng thuộc thực vật hạt kín, hai lá mầm, họ sơn trà, là một loại cây cảnh quý hiếm trên thế giới. Trà hoa vàng có hoa màu vàng kim đặc trưng, màu sắc rực rỡ, dường như bôi một lớp sáp mỏng bên trên, óng ánh mà mềm mượt, có cảm giác như bán trong suốt. Bao hàm hơn 400 thành phần hoá học, không có độc và tác dụng phụ, trong đó phải kể tới Saponin, các hợp chất phenolic, amio acid, axit folic, protein, vitamin B1, B2, C, E, axit béo,.. cùng rất nhiều các thành phần dinh dưỡng tự nhiên; trà hoa vàng có vài chục loại axitamin, rất nhiều các nguyên tố vi lượng Ge, Se, Mo, Zn, V,.. có tác dụng bảo vệ sức khoẻ, nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật.
*Thần dược duy trì tuổi xuân
Trà hoa vàng chứa nhiều các nguyên tố vi lượng cực kỳ quan trọng đối với sức khoẻ con người: Selen, Germanium, Molypden, Vanadium, vitamin C và E, ngoài ra trong trà còn có hàm lượng đáng kể các hợp chất Polysaccharide, Polyphenol, Saponin, Flavonoids,.. có khả năng chống oxy hoá, ức chế gốc tự do, cân bằng chuyển hoá.
Hoạt chất EGCG trong trà được cho là có tác dụng mạnh hơn gấp 200 lần so với Vitamin E, một nghiên cứu khác về trà cho thấy dùng trà mang lại hiệu quả gần 90% trong việc ngăn ngừa sạm da – một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ung thư da. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, Trà hoa vàng có tác dụng dưỡng sinh, làm chậm quá trình lão hóa, cho làn da trắng sáng. Tại một số nơi ở Trung quốc, Trà hoa vàng được trồng trong những khu sinh thái, nơi nghỉ dưỡng.
*Dược liệu cho trái tim khỏe và ổn định huyết áp
Nhóm các hợp chất poly phenol và polysaccharid trong Trà hoa vàng được chứng minh là có tác dụng trong việc điều hoà mỡ máu, ức chế sự tổng hợp các acid béo trong cơ thể. Các hợp chất trong Trà hoa vàng còn có khả năng ổn định huyết áp, hạn chế huyết khối, giúp cải thiện tuần hoàn máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, cũng như ổn định khả năng miễn dịch của cơ thể.
Trong lá trà có những hoạt chất làm giảm tổng hàm lượng lipit trong huyết thanh máu, giảm lượng cholesterol mật độ thấp (cholesterol xấu) và tăng lượng cholesterol mật độ cao (cholesterol tốt), giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu trong khi nếu dùng các loại thuốc khác thì mức độ giảm chỉ là 33.2%.
*Tốt cho bệnh tiểu đường
Lá trà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu, giúp cải thiện tình trạng bệnh đái tháo đường. Các hợp chất chống oxy hoá có trong trà có tác dụng dọn dẹp gốc tự do, giúp cải thiện các biến chứng của tiểu đường. Ngoài ra trong trà có các hợp chất có tác dụng cân bằng các chuyển hoá trong cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở mức vừa phải, đốt cháy chất béo ở cả đối tượng bị tiểu đường và không bị tiểu đường. Rõ ràng đây là thức uống tốt cho người bị tiểu đường, chi phí hợp lý đối với hiệu quả đem lại.
*Giải độc gan hiệu quả
Khi tế bào gan đã bị tổn thương, các chức năng gan không hoạt động được bình thường sẽ tác động nguy hại đến sức khỏe. Nếu các chất độc không được đào thải ra ngoài nhanh chóng sẽ tích lại trong cơ thể và gây ngộ độc. Do vậy phòng bệnh là cách tốt nhất cho những người thường xuyên tiếp xúc với các nguy cơ cao gây bệnh cho gan. Ngoài một số hoa quả như chanh, bưởi cam, táo được khuyên dùng để có lợi cho gan thì các loại thức uống có nguồn gốc từ thiên nhiên như Trà hoa vàng được đặc biệt chú ý bởi chất oxy hóa tuyệt vời trong trà là một thành phần không thể thiếu trong việc loại bỏ các cholesterol có hại trong gan cũng như trong cơ thể. Không chỉ vậy, trà hoa vàng còn chứa hợp chất flavonoid có tác dụng ngăn ngừa không cho virus viêm gan C thâm nhập vào gan.
*Dược liệu quý trong việc chữa trị ung thư
Trà hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối U đến 33,8%. Trong khi y học cho rằng chỉ cần đạt đến ngưỡng 30% đã có thể xem là thành công trong điều trị ung thư.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, trà hoa vàng có thể thay phương pháp xạ trị trong điều trị ung thư như ung thư tuyến bạch huyết ngay cả ở giai đoạn cuối, đem lại kết quả hết sức khả quan.
Ngoài ra, sử dụng trà hoa vàng có thể chữa được chứng táo bón, một số bệnh về đường hô hấp, bài tiết (chứng tiểu khó và vàng), chứng khí thũng hay co thắt dạ con ở phụ nữ đều có thể sử dụng thức uống này như một phương pháp chữa trị đơn giản lại sớm mang lại kết quả.
Với hơn 400 dưỡng chất và hợp chất có lợi cho sức khoẻ, hoa trà vàng là một trong những loài thực vật tự nhiên giàu dưỡng chất nhất có tác dụng lớn lao đối với cơ thể mỗi người.
Trong hình ảnh có thể có: hoa, thực vật, thiên nhiên và ngoài trời
 
 
 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *