CHỮA CẢM CÚM CHO TRẺ KHÔNG CẦN KHÁNG SINH

Tinh dầu tràm được chiết xuất bằng phương pháp chưng cất cành, lá và thân của cây tràm. Đây là sản phẩm mà mọi gia đình, đặc biệt là những gia đình có trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần có bởi các đặc tính kháng khuẩn, chống nấm, chống viêm và hỗ trợ miễn dịch, tăng đề kháng.

Trong dược học cổ truyền, lá tràm được dùng để chiết xuất tinh dầu có vị cay chát, mùi thơm, tính ấm, có công dụng hoạt huyết, khu phong, an thần giảm đau, tiêu đờm sát khuẩn. Do vậy, có thể sử dụng tinh dầu tràm để phòng tránh và điều trị các triệu chứng cảm cúm thông thường cho trẻ mà không cần dùng kháng sinh. Các cách sử dụng có thể kể đến dưới đây:

Trị sổ mũi, nghẹt mũi

Khi trẻ có các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, thở khò khè…, hãy nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu tràm ra khăn rồi để gần mũi cho trẻ ngửi trong 5 phút, hoặc nhỏ tinh dầu tràm ra khăn rồi quàng vào cổ cho trẻ. Đèn xông tinh dầu cũng có thể được sử dụng trong trường hợp này với điều kiện phòng kín và không quá hẹp.

Tiến hành rửa mũi cho trẻ với các bước:

Nhỏ/xịt nước muối sinh lý

Dùng dụng cụ hút mũi để hút sạch nước và chất nhầy trong mũi của trẻ. Nếu trẻ lớn một chút có thể hướng dẫn trẻ tự xì mũi ngoài, với trẻ bé thì có thể dùng xilanh hoặc dụng cụ xịt rửa chuyên dụng để đẩy chất bẩn ra khỏi hốc mũi, giảm tình trạng khò khè, khó thở.

Dùng tinh dầu tràm năm gân thoa vào gan bàn chân, lưng, ngực, khăn/yếm cho trẻ để hỗ trợ thông mũi và giữ ấm.

Thực hiện quy trình trên 2 – 3 lần/ngày tùy theo biểu hiện bệnh và mức độ thuyên giảm của các triệu chứng.

Trị ho

Trong thành phần của tinh dầu tràm có Eucalyptol (1,8 – Cineole, chiếm tỉ lệ chiếm tỉ lệ 23 – 65%) có khả năng giảm đau, sát khuẩn nhẹ, kích thích long đờm. Đây là thành phần thường được sử dụng trong các loại thuốc ho.

Ngày 2 lần, buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, hãy nhỏ vài giọt tinh dầu tràm ra tay xoa đều rồi massage ngực và lưng cho trẻ, nhất là dọc 2 bên lưng (nơi này có khí, phế quản rất hữu dụng nếu con ho đờm). Nếu trẻ ho có đờm, kết hợp dùng tinh dầu tràm với vỗ rung lồng ngực cho con hàng ngày sẽ giúp long và tống đờm ra ngoài rất hữu hiệu.

Mùa lạnh, nên chú ý giữ ấm gan bàn chân cho trẻ vì ở đây tập trung rất nhiều dây thần kinh và chứa một số huyệt quan trọng, đặc biệt là huyệt Dũng Tuyền được coi như “lá phổi thứ hai” của cơ thể. Buổi tối trước khi đi ngủ, thoa tinh dầu Tràm vào gan bàn chân của trẻ, sau khi thoa, nhớ massage vài phút để tinh dầu thấm sâu, ấn huyệt Dũng Tuyền rồi đeo tất mỏng vào. 

Cách làm rất đơn giản nhưng đặc biệt hiệu quả cho những trẻ có chứng ho đêm, cảm cúm kéo dài… Chỉ cần làm đúng cách sẽ ngắt được cơn ho gió, ho đêm về sáng hoặc ho gà do tàn dư của quá trình viêm họng, viêm mũi để lại. Lặp lại các bước như trên vào buổi sáng sau khi ngủ dậy để đạt được hiệu quả tốt nhất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *